I. Tiếp thị qua mạng xã hội là gì?
Tiếp thị qua mạng xã hội là quá trình xây dựng nhận biết về bạn, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua các các kênh mạng xã hội. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chiến dịch tiếp thị qua mạng xã hội là để hướng lưu lượng truy cập đến một trang web, tăng khả năng hiển thị của một sản phẩm, có được kênh mạng xã hội được nhiều người theo dõi hoặc tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn.
Các trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là: Facebook, Twitter, Google+, Pinterest, YouTube, Tumblr và Linkedin,…
II. Tại sao tiếp thị qua mạng xã hội lại quan trọng?
Tiếp thị qua mạng xã hội quan trọng bởi vì:
- Đó là cách nhanh nhất để truyền bá (có tính chất lan truyền) một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin của một sản phẩm mới. Một Tweet có thể cạnh tranh trong vài phút và lan truyền một thông điệp trên thế giới nhanh hơn so với truyền hình hoặc các phương tiện truyền thống khác.
- Đó là một xu hướng: Hàng triệu người đang dùng một số lượng thời gian của họ trên các trang mạng xã hội, vì vậy nếu bạn làm tiếp thị qua mạng xã hội bạn sẽ tìm thấy những thứ bạn cần trong lĩnh vực tiếp thị.
- Một cách tiếp thị mới: Quay trở lại với những cách tiếp thị cũ, nhiều người nhận ra rằng họ tốn nhiều thời gian để tiếp thị trên đường phố như: phát tờ rơi ở ngã tư đường, ngồi trên xe oto và phát tờ rơi…ngày nay, mọi người dùng nhiều thời gian của mình trên các trang mạng xã hội, bạn phải suy nghĩ và đầu tư tới cách tiếp thị mới này.
- Nó có sức ảnh hưởng mới: Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp thị qua mạng xã hội đang tạo nên nhiều thành công mới cho doanh nghiệp, nhiều công ty nói rằng họ đã tìm thấy số lượng khách hàng lớn qua các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter.
III. Lời khuyên về tiếp thị qua mạng xã hội cho những ai mới bắt đầu
Làm thế nào để bạn có thể tận dụng được những lợi thế từ mạng xã hội?
Làm thế nào để người mới bắt đầu có thể nhanh chóng xây dựng một sự hiện diện tốt của mình trên mạng xã hội? Những lời khuyên dưới đây nếu bạn đọc và làm theo chắc chắn sẽ có những hiệu quả tốt cho bạn và đừng quên theo dõi chúng tôi qua các mạng xã hội: Facebook, Google Plus, Twitter, Pinterest
1. Quyết định mạng xã hội nền tảng để sử dụng
Khi mới bắt đầu công việc tiếp thị qua mạng xã hội bạn phải chọn một hoặc hai mạng xã hội làm nền tảng và tập trung vào để có nhiều người người theo dõi hơn là cố gắng để làm việc trên tất cả các mạng xã hội tại thời điểm mới bắt đầu đó. Đây cũng là một sai lầm của nhiều người mới bắt đầu làm và cuối cùng họ nhận ra không được bất kỳ lợi ích gì.
Một cách tốt nhất để chọn ra một nền tảng tốt, phù hợp nhất với lĩnh vực của bạn đó là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và phân tích nơi mà nhiều người có thành công. Ví dụ tìm ra các nhà thành công lớn trong lĩnh vực của bạn, và kiểm tra số lượng người hâm mộ Facebook, theo dõi Google +, theo dõi Twitter, theo dõi Pinterest…
Nếu họ có 100.000 người hâm hộ trên Facebook nhưng chỉ có 10.000 người theo dõi trên Twitter thì đây là dấu hiệu nhận biết tốt rằng Facebook là phù hợp hơn cho lĩnh vực của bạn hơn là Twitter. Nó cũng là tín hiệu cho thấy bạn có nhiều khả năng thành công với Facebook hơn Twitter, vì vậy bạn có thể sử dụng thời gian hiệu quả hơn và tham gia nhiều vào Facebook hơn là các mạng xã hội khác.
2. Tối ưu hóa hồ sơ mạng xã hội của bạn
Một khi bạn đã xác định mạng xã hội làm nền tảng mà bạn sẽ sử dụng, bước tiếp theo là làm tối ưu hóa hồ sơ của bạn trên các trang đó, việc tối ưu hóa này cũng làm bạn tăng cơ hội nhận được nhiều người theo dõi, quan tâm tới bạn và nó cũng là một cách tốt để thúc đẩy các nỗ lực SEO của bạn.
Một số quy định chung áp dụng chung cho tất cả các trang đó là:
- Sử dụng hình ảnh thực, thấy khuôn mặt của bạn: tránh sử dụng hình ảnh động vật, địa điểm hoặc bất cứ điều gì đó không có thật. Mạng xã hội là kết nối mọi người và nếu bạn muốn có một hồ sơ an toàn bạn cần đưa khuôn mặt thật của bạn lên đó.
- Viết mô tả tốt nhất về bản thân hoặc công ty của bạn: Lĩnh vực chuyên môn của bạn là gì? những gì bạn đạt được…và nhiều hơn thế nữa. Bạn cũng nên cập nhật đầy đủ, chi tiết tại hồ sơ của mình
- Chứa những liên kết đến trang web của bạn (nếu có): Hầu hết tất cả các trạng mạng xã hội đều có mục để cho bạn liên kết đến Website của mình. Ví dụ, trên Facebook bạn có thể thêm liên kết trong phần giới thiệu về bạn, Twitter và Pinterest thì có trong danh mục website, Google + cũng có trong trang cá nhân của bạn. Nói chung, các bạn nên tùy chỉnh để đưa liên kết của website mình vào mạng xã hội, như thế cũng góp 1 phần tốt cho việc SEO.
3. Kết nối trang web hoặc Blog với các trang mạng xã hội của bạn
Sau khi bạn có hồ sơ cá nhân mạng xã hội của bạn thì bạn chuẩn bị cho bước tiếp theo là kết nối các trang mạng xã hội với trang web mà bạn có. Bạn lưu ý phân biệt giữa trang mạng xã hội cá nhân với trang tương tác, để rõ hơn chúng tôi lấy 1 ví dụ: Đây là trang Facebook cá nhân và đây là 1 trang mạng xã hội Page.
Trên Facebook, Google+ bạn dễ dàng tạo được những Page này. Mỗi mạng xã hội có một quy định nhất định về việc tạo lập và duy trì trang, bạn nên làm theo một cách chính xác nhất.
4. Thêm các nút trang mạng xã hội trên Website của bạn
Ngoài việc kết nối trang web của bạn với những trang kinh doanh tương ứng trên mạng xã hội, bạn cũng cần phải thêm nút các trang mạng xã hội trên trang web của bạn để người đọc dễ dàng chia sẻ nội dung của bạn. Tùy thuộc vào mỗi mã nguồn mà bạn có những cách thêm khác nhau.
Vị trí thường đặt những nút này thường ở cuối nội dung mỗi bài viết với kích thước phù hợp không quá gây cảm giác khó chịu cho người xem web.
5. Tìm kiếm và theo dõi các ảnh hưởng trong niche của bạn
Cho đến nay chúng tôi đã lựa chọn một số mạng xã hội thích hợp cho việc phát triển của chúng tôi, tùy chỉnh cấu hình để tối ưu hóa tốt nhất các trang mạng xã hội của chúng tôi, kết nối trang web với các trang mạng xã hội và ngược lại. Thêm những nút chia sẻ nội dung qua những trang mạng xã hội tạo nên sự tương tác nhiều hơn…Bước tiếp theo là tìm kiếm những người theo dõi và quan trọng hơn hết là tạo một hội nhóm luôn theo dõi những cập nhật của chúng tôi.
Theo chúng tôi, có 5 bước cơ bản để có được nhiều người theo dõi và chúng tôi sẽ nêu chi tiết ở các mục từ 6 đến 10. Trước khi theo dõi những mục đó, bạn nên tìm kiếm và theo dõi các ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn.
Có một điều khá đúng đó là người dùng sẽ không trở lại theo dõi bạn vì bạn có một tài khoản mới mà không có người theo dõi. Có 3 điều bạn cần quan tâm dưới đây:
- Hầu hết các mạng xã hội sẽ sử dụng thông tin để thực hiện các đề xuất về người theo dõi, như vậy theo sau những người nổi tiếng trong lĩnh vực của bạn cũng giống như bạn đang nói với mạng xã hội đó là bạn cũng nằm trong niche đó.
- Khi bạn làm theo những người nổi tiếng thì khả năng để có được những người theo dõi bạn là tốt. Nhưng lừa nhiều người dùng theo dõi những người nổi tiếng mà không phải thật thì cũng có hai mặt song song: khi họ biết thì họ sẽ bỏ theo dõi bạn, điều lợi là bạn có nhiều người theo dõi hơn. Có lẽ đó là lý do vì sao gần đây có rất nhiều những Page Facebook được lập ra mang tên của những người nổi tiếng. Vì ở đây chúng tôi đang nói đến người nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của bạn nên chắc chắn bạn sẽ có lợi nhiều hơn khi làm việc này, và hơn nữa bạn cũng biết cách chăm sóc người dùng theo dõi mình.
- Có lẽ cuối cùng bạn phải nhận ra vấn đề rằng: chia sẻ những thông tin quan trọng và hữu ích với người dùng để bạn có cơ hội học hỏi và có được nhiều chia sẻ từ phía người dùng về nội dung bạn đã chia sẻ lên thì rất đáng quý, về lâu dài người dùng sẽ quan tâm đến bạn nhiều hơn, chất lượng hơn và phát triển số lượng cũng nhanh lên.
6. Giữ sự cân bằng giữa người theo dõi và tiếp theo
Cần có một sự giữ cân đối giữa những người đang theo dõi bạn và những người sẽ theo dõi bạn trở lại. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sử dụng Twitter, Google+ và Pinterest và lý do thì rất nhiều:
- Ứng dụng phần mềm được sử dụng phân tích tỷ lệ (người theo dõi/người tiếp theo) để đưa ra những đề nghị có thể người dùng quan tâm, vì vậy nếu bạn có tỷ lệ rất cao thì bạn sẽ giảm cơ hội của bạn nhận được những tín hiệu chất lượng mới.
- Đó là một vấn đề của độ tin cậy: Ai làm bạn tin rằng đó là một hồ sơ đáng tin cậy? Một người có 1.000 người theo dõi nhưng người tiếp theo có 2.500 người theo dõi và một ai khác chỉ với 550 người theo dõi?
- Một hồ sơ cân đối thì tốt cho SEO hơn: Chúng ta đã nói khá nhiều ở các bài viết trước về tầm quan trọng của mạng xã hội đối với SEO. Có nhiều khả năng rằng những người có hồ sơ mạng xã hội mạnh sẽ có lợi thế hơn.
7. Chia sẻ những nội dung thú vị (Văn bản, hình ảnh, video)
Đây là một nền tảng để có một chiến dịch tiếp thị qua mạng xã hội thành công. Khi chúng ta nói về việc đăng tải nội dung, chúng tôi luôn luôn nói rằng “nội dung là vua” và điều này rất đúng khi làm việc với mạng xã hội. Nếu bạn chia sẻ nội dung hữu ích và thú vị thì bạn sẽ nhận được nhiều like và chia sẻ, nhận được nhiều khách truy cập vào website và đó là một điều kiện rất tốt để bạn có được những khách hàng.
Nội dung thú vị là những gì? Từ kinh nghiệm của chúng tôi (và một số tìm hiểu) thì đây là sự kết hợp của các yếu tố:
- Các bài viết / truyện / các trang liên quan đến nội dung page của bạn không chỉ được lấy từ website của bạn.
- Những thống kê thú vị về lĩnh vực của bạn
- Những câu trích dẫn khích lệ tăng động lực liên quan đến lĩnh vực hoặc đã được nghiên cứu.
- Hình ảnh và videos
- Những câu nói vui – bất kỳ điều gì thích hợp, bạn có thể chia sẻ những nội dung ấy một lần như một thời gian giải trí dành cho những người theo dõi. Một hình ảnh, một videos, một câu chuyện cười khiến những người theo dõi sẽ mỉm cười vui vẻ.
- Đừng quên sử dụng hashtag – Hashtag (#) sẽ làm cho nội dung của bạn dễ tìm kiếm hơn vì thế đừng quên sử dụng để gom những nội dung liên quan bằng Hashtag. Các mạng xã hội Facebook, Google+, Twitter đều hỗ trợ khá tốt vấn đề này.
8. Nhiều bài một ngày nhưng đừng lạm dụng nó
Một câu hỏi mà team hỗ trợ của dịch vụ SEO thường được những bạn mới bắt đầu tham gia vào tiếp thị qua mạng xã hội hỏi đó là “Mỗi ngày tôi phải gửi bao nhiêu bài?”. Câu trả lời phụ thuộc vào từng mạng xã hội. Có nhiều tìm hiểu phân tích đến các ảnh hưởng của tần số gửi bài, một số thông lệ tốt nhất là:
- Trang Facebook cá nhân: Tùy theo bạn muốn chia sẻ.
- Trang Facebook dùng kinh doanh: Không nhiều hơn 1-2 lần mỗi ngày và không quá 7 lần mỗi tuần. Cũng đã có nhiều nghiên cứu hỗ trợ về vấn đề này.
- Twitter: Bạn nên tiếp xúc nhiều hơn, Twitter có khá nhiều điều ràng buộc trong mỗi bài đăng lên chia sẻ.
- Trang kinh doanh Google+ và trang cá nhân Google+: Đăng nhiều như bạn muốn nhưng đừng quá lạm dụng vì nó có thể gây kết quả ngược lại.
- Pinterest: Một vài lần mỗi ngày là đủ.
9. Đừng quên thực hiện lại
Hầu hết mọi người đều tập chung vào làm thế nào để có được những người theo dõi mới mà quên thực hiện những việc để chăm sóc những người đang theo dõi họ. Mỗi ngày bạn nên tạo thói quen xem những người đang theo dõi bạn. Nếu bạn không làm điều này một cách thường xuyên thì rất có thể một số người sẽ bỏ theo dõi bạn và đây là lý do tại sao bạn nhận thấy bị giảm số lượng người theo dõi.
10. Thực hiện các quy tắc và kiên nhẫn
Các mạng xã hội có những quy định để đẩy những kẻ chuyên gửi thư rác, spam nội dung đi. Ví dụ, trên Twitter có giới hạn số lượng người đăng ký theo dõi bạn mỗi ngày, đó cũng là một giới hạn trên Google+ khi bạn bị giới hạn số lượng người bạn thêm/xóa khỏi kết nối của bạn trong một ngày. Facebook cũng có những quy tắc riêng của nó…
Điều này có nghĩa rằng bạn có thể mất thời gian để xây dựng lên hàng nghìn người theo dõi, do đó bạn cần kiên nhẫn và không cố gắng lao vào kết quả bằng việc phá vỡ các quy tắc (tài khoản của bạn sẽ bị tạm ngưng hoạt động) hoặc bằng cách tung tiền của bạn để mua những người theo dõi không hợp lệ hoặc thực hiện những việc tương tự.
Hãy cố gắng dành thời gian của bạn trong việc tạo ra một hồ sơ mạng xã hội tuyệt vời và sẽ bền vững theo thời gian. Đâu có lý do nào ngăn cản được hồ sơ của bạn sẽ trở thành một trong những người nổi bật trong lĩnh vực của bạn
KẾT LUẬN
Khi nói đến tiếp thị qua mạng xã hội thì có 2 cột quan trọng. Điều đầu tiên là thực hiện tùy chỉnh thiết lập các kênh mạng xã hội của bạn và điều thứ hai là phải thực hiện các việc làm khéo léo để đạt được được mục tiêu đối với trang mạng xã hội của bạn.
Tham khảo: horsedigital.net