dokhanhlinh
Trẻ trung 58
14/02/2018

Hâm mộ Xuân Trường là thế, nhưng mọi người có biết đặc sản quê Trường là gì không? Bánh nếp nhân trứng kiến Trứng kiến vốn đã là thứ đặc sản mà không phải ai cũng từng được thưởng thức, khi được làm thành bánh nếp thì lại càng lạ hơn nữa. Ăn món bánh này phải ăn từng miếng nhỏ, có như vậy thì mới cảm nhận hết mùi vị thơm ngon của nếp, vị béo ngậy của nhân trứng kiến hoà quyện với hành và thì là. Thịt lợn đen
Ở Tuyên Quang, người dân chăn thả lợn đen ngoài tự nhiên chứ không nuôi nhốt. Bởi thế nên thịt lợn đen ăn rất thơm, chắc, lớp bị giòn... Từ loại thịt này, người Na Hang (Tuyên Quang) đã chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như: thịt lợn nướng riềng mẻ, thịt lợn nướng ngũ vị hương, thịt lợn xào lăn... Gỏi cá bỗng sông Lô
Không phải ai cũng từng nghe tên cá bỗng. Đây là loại cá rất đặc biệt, muốn làm gỏi thì phải nuôi từ 1,5 - 2 năm cho tới khi cân nặng đạt 2,5 - 3kg mới ngon bởi khi đó thịt cá mới chắc. Đặc biệt hơn nữa, gỏi cá bỗng sẽ dùng chính xương cá băm nhỏ, rang vàng, cán mịn rồi trộn với lạc rang giã rối, sau đó ăn kèm cá thái mỏng cùng với nhiều gia vị, rau thơm, chấm vào thứ nước sốt ngọt sánh hấp dẫn. Bánh gai Chiêm Hoá
Đây cũng là một trong những món đặc sản góp phần làm nên sự đa dạng cho các món đặc sản ở Tuyên Quang. Bánh gai với nguyên liệu chính là lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn... Chiếc bánh có sự hoà quyện giữa hương thơm của gạo nếp và mùi của lá gái, cắn một miếng lại thấy rõ vị của phần nhân đặc trưng, ăn mà nhớ mãi. Ngô nếp Soi Lâm
Loại ngô nếp này là ngô nếp ta, tuy bắp nhỏ nhưng ăn rất dẻo và ngon với vị ngọt thanh. Đặc biệt, người ta còn truyền tai nhau rằng thứ ngô nếp này từng được chọn làm quà tiến vua. Cam sành Hàm Yên
Cam sành ở huyện Hàm Yên đã nổi tiếng từ rất lâu rồi. Cam được trồng trong khí hậu mát mẻ trên núi cao, cho vị ngọt mát nên được rất nhiều người yêu thích.