.
"Phở 4.0" mọi người đã nghe đến chưa? Một câu chuyện đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội về một quán phở ở vùng núi - Yên Bái. Khách yêu cầu đồ ăn, nhà hàng sử dụng iPad để “gọi món” và sau đó, một băng chuyền “vận chuyển” phở được đưa ra đúng nơi thực khách ngồi. Vậy mà ở Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh lại chưa có nhà hàng nào đặc biệt như thế này. Đây là một minh chứng cho nỗ lực của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0, phải có sự cải tiến thì mới có thể tồn tại trong xã hội đang phát triển nhanh như vũ bão. Suy nghĩ của mọi người về vấn đề này như thế nào?
Giới trẻ ngày nay điều cần thiết để có thể thích ứng được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đó là sự năng động. Cuộc sống hiện tại đòi hỏi người trẻ phải có nhiều kĩ năng, chứ không chỉ biết làm 1 việc đơn thuần. Những kiến thức và kĩ năng về công nghệ là những thứ không thể bỏ qua. Trong tương lai con người sẽ kết nối với nhau bằng hệ thống số hóa, việc làm sẽ không chỉ giới hạn tại 1 không gian nhất định mà có thể vươn ra tới tận nơi xa nhất trên trái đất. Hãy bỏ đi tư duy truyền thống chỉ củng cố kiến thức mà còn phải có những trải nghiệm thực tế, làm việc, kiếm tiền ngay khi còn là sinh viên. Chỉ có như thế thì ra trường, cơ hội việc làm mới rộng mở. Đây là suy nghĩ cá nhân của mình, mình cũng đang là sinh viên năm cuối, và đang kiếm tiền với Freedoo, là 1 CTV Freedoo, sử dụng kĩ năng công nghệ thông tin để kiếm tiền. Mọi người có cùng suy nghĩ như mình không? Cùng thảo luận nhé.
Đâu là ngành nghề kiếm tiền tiềm năng cho người Việt trẻ trong thời đại công nghiệp 4.0 này? Kiếm tiền dựa trên hệ thống số hóa tự động sẽ đặt ra cho chúng ta những thách thức gì? Mọi người cùng cmt thảo luận với mình nhé.
Theo mọi người có thể tận dụng gì cở công nghiệp 4.0 để làm giàu, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi chúng ta như thế nào? Chưa bao giờ con người một lúc đứng giữa những cơ hội và thách thức lớn đến vậy. Tác động rõ rệt nhất của cách mạng 4.0 là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với những tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ, cùng sức lao động bền bỉ, năng suất cao. Như vậy, trong một thị trường việc làm vốn đã rất gay gắt bởi những cuộc cạnh tranh giữa người với người, bây giờ người ta còn phải cạnh tranh thêm với cả robot. Có thể hình dung, cách mạng 4.0 sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông hoặc mang tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng máy móc. Nhưng đồng thời, nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ máy móc lại tăng lên. Cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ tác động trực tiếp tới nguồn lao động trong vài năm tới – chính là những sinh viên đang học tập hôm nay. Chúng ta sẽ chiến thắng và làm chủ robot, hay thất bại và bị chúng đào thải?